Học Viện Ngân Hàng (Banking Academy of Vietnam - BAV) là một trường đại học công lập đa ngành trực thuộc Ngân hàng nhà nước Việt nam và Bộ giáo dục & Đào tạo. Các sinh viên trong trường này sẽ được theo học các khối ngành như Tài chính, Ngân hàng hay Quản trị kinh doanh. Với chương trình giảng dạy phong phú, bám sát kiến thức thực tế cùng đội ngũ thầy cô giáo chuyên nghiệp, năng động.
Trường học được thành lập bắt đầu từ năm 1961 với tên là Trường Cao cấp nghiệp vụ Ngân hàng, sau đó năm 1992 thì ngôi trường được đổi tên thành Học Viện Ngân Hàng. Trải qua nhiều năm hình thành và phát triển thì, trường đại học này, từ một có sở chuyên đào tạo về lĩnh vực tài chính ngân hàng hiện nay đã có thể đào tạo đa ngành.
Ngành đào tạo chính thức của Học Viện Ngân Hàng
Ngành đào tạo chính quy: Tài chính - Ngân hàng, Kế toán, Quản trị kinh doanh, Hệ thống thông tin quản lý, Ngôn ngữ Anh, Kinh doanh quốc tế, Luật kinh tế, Kinh tế.
Đào tạo Đại học chương trình Chất lượng cao: Tài chính, Ngân hàng, Kế toán, Quản trị kinh doanh.
Chương trình Thạc sỹ: Tài chính - Ngân hàng, Kế toán, Quản trị kinh doanh.
Ngành học đào tạo mới năm 2023: Logistics và quản lý chuỗi cung ứng, Ngân hàng số, Công nghệ tài chính, Quản trị du lịch.
Phương thức tuyển sinh Học Viện Ngân Hàng năm 2023
Xét tuyển thẳng hệ đại học chính quy:
Học viện xét tuyển thẳng đối với các thí sinh đạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia, quốc tế hoặc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia, quốc tế do Bộ GDĐT tổ chức, cử tham gia.
Các nhóm thí sinh khác thuộc diện được xét tuyển thẳng theo quy chế tuyển sinh hiện hành (Quy định cụ thể trong Điều 8, Quy chế tuyển sinh ban hành kèm theo Quyết định số 3892/QĐ-HVNH ngày 30/12/2022 của Giám đốc Học viện).
Xét tuyển hệ đại học dựa trên kết quả học tập THPT:
Điều kiện nộp hồ sơ xét tuyển:
Thí sinh có học lực Giỏi năm lớp 12
Thí sinh có điểm trung bình cộng 03 năm học (lớp 10, lớp 11 và lớp 12) của từng môn thuộc tổ hợp của ngành đăng ký xét tuyển đạt từ 8.0 trở lên.
Nguyên tắc xét tuyển: căn cứ điểm xét tuyển, xếp từ cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu.
Cách tính điểm xét tuyển:
Với các chương trình Chất lượng cao: Điểm xét tuyển được tính trên thang điểm 40, trong đó nhân đôi điểm đối với môn Toán, cụ thể:
Điểm xét tuyển = M1x 2 + M2 + M3 + Điểm cộng khuyến khích + Điểm ưu tiên
Với các chương trình đào tạo còn lại: Điểm xét tuyển được tính trên thang điểm 30, cụ thể:
Điểm xét tuyển = M1 + M2 + M3 + Điểm cộng khuyến khích + Điểm ưu tiên
Xét tuyển hệ đại học dựa trên chứng chỉ quốc tế:
Thí sinh có học lực Giỏi năm lớp 12 có một trong các chứng chỉ sau (chứng chỉ còn hiệu lực tại thời điểm nộp hồ sơ xét tuyển):
Chứng chỉ SAT từ 1200 điểm trở lên.
Chứng chỉ IELTS (Academic) đạt từ 6.0 trở lên.
Chứng chỉ TOEFL iBT từ 72 điểm trở lên.
Chứng chỉ tiếng Nhật từ N3 trở lên: xét tuyển riêng đối với 02 chương trình Kế toán (mã xét tuyển ACT02) và Công nghệ thông tin (mã xét tuyển IT01) dành cho các thí sinh có nguyện vọng tham gia lớp học định hướng Nhật Bản của các chương trình đào tạo trên.
Xét tuyển hệ đại học dựa trên kết quả kì thi Đánh giá năng lực của ĐHQG Hà Nội:
Tiêu chí xét tuyển: Dựa trên kết quả kỳ thi đánh giá năng lực.
Điều kiện nộp hồ sơ xét tuyển: Thí sinh đạt học lực Giỏi năm lớp 12 và có kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của ĐHQG Hà Nội đạt từ 85 điểm trở lên
Nguyên tắc xét tuyển: căn cứ điểm xét tuyển, xếp từ cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu.
Xét tuyển hệ đại học dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023:
Tiêu chí xét tuyển và điều kiện nộp hồ sơ xét tuyển:
Tiêu chí xét tuyển: Dựa trên kết quả kỳ thi THPT năm 2023.
Điều kiện nộp hồ sơ xét tuyển: Thí sinh có tổng điểm thi THPT 2023 của 03 môn thuộc tổ hợp của ngành đăng ký xét tuyển đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng chung của Học viện (sẽ thông báo sau khi có kết quả thi THPT 2023).
Nguyên tắc xét tuyển: căn cứ điểm xét tuyển, xếp từ cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu.
Cách tính điểm xét tuyển:
Với các chương trình Chất lượng cao: Điểm xét tuyển được tính trên thang điểm 40, trong đó nhân đôi điểm đối với môn Toán, cụ thể:
Điểm xét tuyển = M1x2 + M2 + M3 + Điểm ưu tiên
Với các chương trình đào tạo còn lại: Điểm xét tuyển được tính trên thang điểm 30, cụ thể:
Điểm xét tuyển = M1 + M2 + M3 + Điểm ưu tiên
Trong đó:
M1, M2, M3: là điểm thi THPT 2022 của các môn học thuộc tổ hợp của ngành đăng ký xét tuyển. Đối với các tổ hợp có môn Toán, quy ước M1 là môn Toán.
Điểm ưu tiên: điểm ưu tiên khu vực, đối tượng theo Quy chế tuyển sinh hiện hành.
Thông tin liên hệ của Học Viện Ngân Hàng
Địa chỉ: Số 12, Chùa Bộc, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam