ALLCapture là công cụ hữu ích cung cấp cho người dùng khả năng quay và thu lại mọi hoạt động diễn ra trên màn hình máy tính trong thời gian thực rất dễ dàng.
Bên cạnh đó, nó còn cho phép bạn ghi lại hoạt động trên desktop và tạo ra video, demo, các bản giả lập phần mềm và video hướng dẫn của riêng mình một cách nhanh chóng.
Bé Ngoan
Đầu tiên bạn download chương trình rồi tiến hành giải nén và chạy tập tin ALLCapture.exe để bắt đầu tiến trình cài đặt, sau khi hoàn tất bạn khởi động chương trình để thao tác và thiết lập các thay đổi cho phù hợp.
- Quay phim màn hình: Với AllCapture bạn có thể dễ dàng và nhanh chóng thu lại tất cả những hành động trên màn hình của mình với vài bước thiết lập cơ bản. Đầu tiên bạn vào menu File chọn New Project hoặc biểu tượng trên thanh Toolbar để bắt đầu các thiết lập cho “máy quay”.
+ Thẻ Dimensions được dùng để bạn giới hạn kích thước quay trên màn hình, bạn có thể chọn những kích thước chuẩn mà chương trình đưa ra, hoặc nhập vào chiều rộng (Width) và chiều cao (Height) ở nhóm mục Defined Screenshots Size. Điều bạn cần lưu ý là kích thước này còn phụ thuộc phần lớn vào độ phân giải màn hình. Nếu bạn chưa lựa chọn được giới hạn khung quay, bạn có thể giữ nguyên lựa chọn của chương trình, và trước khi bạn bắt đầu Record bạn có thể điều chỉnh khung đó lại bằng cách dùng chuột trái nắm giữ và định khung tùy ý hoặc có thể dùng phím nóng Ctrl+Shift+P để mở rộng khung; Ctrl+Shift+R để thu nhỏ khung theo hình chữ nhật.
+Thẻ Frame Rate: cho phép bạn điều chỉnh số khung hình được chụp trên mỗi giây (Frame per second) nhằm làm tăng độ sắc nét của ảnh khi thu nếu bạn chọn chỉ số càng cao. Tuy nhiên chỉ số này thì khác nhau ở mỗi máy còn phụ thuộc vào khả năng hổ trợ đồ họa của máy bạn và để biết được chỉ số của máy bạn bao nhiêu bạn nhấn vào Refresh max frame rate. Ngoài ra bạn cũng có thể chèn thêm số Keyframe để bạn có thể thay đổi cho đoạn phim sau này bằng cách chọn giá trị ở dòng Insert keyframe every.
+ Thẻ Sound: thiết lập điều chỉnh chất lượng âm thanh, trong quá trình thu hình ảnh bạn có thể thu lại cả âm thanh để làm cho đoạn clip thêm sinh động. Bạn có thế thiết lập bằng cách chọn kiểu âm thanh thu vào là Micro tại mục Device và chỉnh tần số âm thanh cho phù hợp tại Recording attributes. Nhưng nếu bạn muốn bỏ qua tất cả các âm thanh bạn chọn Microsoft Sound Mapper tại dòng Device.
+ Thẻ Mouse: nếu bạn muốn quá trình thu lại màn hình không hiển thị các thao tác di chuyển của con trỏ chuột bạn có thể bỏ chọn mục Record mouse activities.
+ Thẻ Limits: bạn có thể thiết lập thời gian giới hạn cho quá trình thu bằng cách chọn vào Limit by time và nhập số phút ấn định tại ô Limit to. Tuy nhiên nếu bạn cho phép thời gian thu là không giới hạn đến khi bạn bấm ngừng thu thì cứ để chọn mặc định là Unlimited.
+ Thẻ Extral: điều chỉnh thời gian trì hoãn để chuẩn bị cho các thao tác khác trước khi bạn tiến hành thu.
Các bước điều chỉnh đã hoàn tất và cuối cùng bạn chọn OK để đồng ý và sẵn sàng cho quá trình thu của mình. Chú ý để giảm thời gian phải làm lại các bước thiết lập trên sau các lần thu tiếp theo bạn có thể nhấn Set as default để chương trình lưu lại làm giá trị mặc định cho các lần sau nếu bạn cho đó là thiết lập chuẩn của bạn.
Và để bắt đầu quá trình thu bạn chọn Record trên bảng điều khiển.
- Chỉnh sửa kịch bản: Kịch bản mà bạn tạo ra chỉ được chỉnh sửa sau khi bạn nhấn Stop record, bạn có thể dể dàng thêm bớt các đoạn không cần thiết, tạo thêm các hiệu ứng chú ý và nhiều thiết lập khác, các nhóm chức năng được bố trí trên thanh Toolbar và cho phép bạn chọn để điều chỉnh theo mục đích của mình.
Tại thanh Timeline thể hiện những gì thu lại được sau quá trình Record, ở mỗi dòng có biểu thị trạng thái đặc trưng và từng mốc thởi gian rất tiện cho bạn chỉnh sửa.
+ Với mỗi dòng trạng thái Timeline cho phép bạn thực hiện các thao tác cơ bản như ẩn hiện trỏ chuột; sao chép, cắt, dán hoặc có thể loại bỏ cả vùng chọn đó của bạn. Để thực hiện được chức năng này đầu tiên bạn click chuột phải vào vùng chọn và xuất hiện menu ngữ cảnh cho phép bạn thực hiện các chức năng trên hoặc trên thanh menu bar bạn chọn menu Edit.
+ Chèn thêm các tiết tấu minh họa: bạn có thể thực hiện chèn 1 minh họa, một đoạn âm thanh đã chuẩn bị sẵn, hay tạo các điểm nhấn cho đoạn phim
+ Chèn hình ảnh: bạn nhấp vào biểu tượng images( ) trên thanh Toolbar và chọn đường dẫn file hình bạn cần chèn, bạn có thể điều chỉnh thời gian bắt đầu và kết thúc việc xuất hiện của hình ảnh đó ngay trên dòng Pictures bằng cách dùng chuột co dãn và di chuyển chúng.
+ Chèn các ghi chú: bạn tạo thêm các chú thích cho các tình huống phim của bạn bằng cách nhấn vào chọn 1 trong các kiểu ghi chú sau đó nhấp đôi chuột vào để ghi chú thích tương ứng, tuy nhiên có thể thay đổi kiểu dáng của hình ghi chú bằng việc nhấp chọn Define Skin và chọn các mẩu khác do chương trình cung cấp, và cuối cùng nhập chú thích vào, lưu ý để hiện thị tiếng việt bạn nên chọn bảng mã là TCVN3 và định lại Font theo mã này.
+ Thêm các điểm nhấn: bạn nhấp chọn một trong các biểu tượng này nhằm mục đích tăng sự chú ý cho đoạn Video bạn cho là quan trọng.
+ Thêm âm thanh: nếu bạn đã chuẩn bị trước 1 đoạn âm thanh cho kịch bản của mình bạn có thể chèn vào bằng cách nhấn nút và chọn đường dẫn đến file âm thanh trong máy của bạn nhưng chú ý chương trình chỉ hỗ trợ âm thanh định dạng *.wav.
+ Chèn thêm các hoạt cảnh giữa các khoảng frame bằng cách nhấn vào và chọn loại hoạt cảnh theo ý bạn tại dòng Effect name và điều chỉnh hướng tại Effect setting chọn change bạn có thể nhìn thấy hiệu ứng chuyển đổi mình chọn tại khung Previews và bấm OK để chấp nhận.
- Xuất bản phim: chương trình hỗ trợ bạn khá nhiều định dạng file, để thực hiện việc này bạn vào menu File chọn Export và chọn định dạng file bạn cần xuất phim.
Lưu ý với mỗi định dạng file chương trình cho phép bạn thiết lập các thông số để đoạn phim hoàn chỉnh hơn
Ví dụ bạn cần xuất file ra định dạng *.exe, bạn chọn File->Export->Generate an EXE File…và xuất hiển bảng điều chỉnh.
+ Thẻ Setting: dùng để thiết lập các chế độ màu, xuất bản hết những gì có trên Timeline Defined by Timelime hay tùy chọn 1 vài cái Customized và chọn các thành phần cần Export.
+ Thẻ Navigation Bar: cho xuất hiện thanh điều khiển giống như chương trình hát nhạc media hay không và vị trí nó xuất hiện, bằng cách chọn nó tại dòng Panel Kind, nếu muốn chọn các kiểu dáng khác bạn click chọn nó tại dòng Name.
+ Thẻ Author Settings: cho phép bạn thêm tên, phiên bản, tác giả hay các địa chỉ email liên hệ cho đoạn kịch bản của bạn bấm OK để đồng ý các tùy chọn và cuối cùng bấm Start để bắt đầu quá trình chuyển đổi và xuất bản phim.
Theo XHTT