Cuộc thi an toàn giao thông cho nụ cười ngày mai do Honda tổ chức dành cho THPT và THCS đã chính thức phát động. Cuộc thi an toàn giao thông sẽ diễn ra từ ngày 03/01 - 21/01/2022 theo hình thức trực tuyến.
Chương trình “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai” được xây dựng và triển khai nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong việc giáo dục ý thức, kiến thức và kỹ năng tham gia giao thông an toàn cho học sinh THCS & THPT bằng phương pháp giảng dạy đơn giản, dễ hiểu, sử dụng tài liệu giáo dục an toàn giao thông có hình ảnh và phim minh họa sinh động, hấp dẫn, kết hợp hài hòa giữa lý thuyết và thực hành.
Cuộc thi tìm hiểu an toàn giao thông cũng được tổ chức cho thầy cô giáo tham gia, tìm hiểu về an toàn giao thông.
Chương trình đào tạo “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai” dành cho học sinh THCS và THPT hướng tới các hoạt động chính như sau:
Câu 1. Em hãy chỉ ra các lỗi vi phạm của các bạn học sinh trong những hình ảnh sau. Trình bày những quy định của pháp luật về việc tham gia giao thông bằng xe đạp, xe đạp điện để đảm bảo an toàn.
Trả lời:
Lỗi vi phạm của các bạn học sinh trong hình ảnh trên là:
Quy định của pháp luật về việc tham gia giao thông bằng xe đạp, xe đạp điện để đảm bảo an toàn:
Câu 2. Em hãy lựa chọn và thực hiện một biện pháp tuyên truyền để nâng cao ý thức tham gia giao thông an toàn bằng xe đạp, xe đạp điện cho các bạn học sinh trong trường em. (Có thể lựa chọn hình thức tuyên truyền như vẽ tranh, sáng tác thơ, viết bài tuyên truyền, thiết kế khẩu hiệu, làm video…..)
Trả lời:
Mẫu 1
Thiết kế khẩu hiệu “ Đi đúng đường, dừng đúng lối, không vội vàng, an toàn trên hết”
Mẫu 2
- Khẩu hiệu: “Đi đúng đường, nhường đúng lối, không dàn hàng, không vượt ẩu.”
- Bài viết tuyên truyền:
An toàn giao thông luôn luôn là một vấn đề gây nhức nhối của toàn xã hội và ‘hot’ hơn bao giờ hết là thời điểm không khí Tết đang đến gần với số vụ tai nạn giao thông ngày một báo động. Từng ngày, từng giờ trôi qua tai nạn giao thông đã cướp đi bao nhiêu sinh mệnh của mỗi người, gây ra bao thương tích, tàn phế và mang đến nỗi đau xót không thể bù đắp cho hàng ngàn người thân. Chính vì thế chúng ta cần phải nâng cao ý thức trách nhiệm của bản thân, đặc biệt là các bạn học sinh thế hệ trẻ - măng non của đất nước.
Với mỗi chúng ta việc bảo vệ an toàn khi tham gia giao thông đến trường bằng phương tiện xe đạp, xe đạp điện là vô cùng thiết yếu. Các bạn cần phải tuân thủ những quy định của luật giao thông đã đề ra. Đi về bên phải, đi đúng làn đường được quy định. Không đi dàn hàng ngang, buông thả tay khi đang điều khiển xe. Không đèo nhiều hơn một người và cười nói khi tham gia. Đến ngã ba, ngã tư có đèn đỏ phải dừng lại. Khi muốn rẽ sang đường cần phải giảm tốc độ, quan sát an toàn mới được rẽ sang
Mình mong rằng qua buổi tuyên truyền này các bạn không những là người tham gia an toàn giao thông mà còn tuyên truyền cho bạn bè, gia đình để mọi người có thêm hiểu biết và tuân thủ đúng quy định. Hãy chung tay xây dựng nếp sống văn hóa giao thông, góp phần kéo giảm tai nạn giao thông và xây dựng một xã hội an toàn, lành mạnh.
Mẫu 3
Mỗi khi chúng ta được đọc báo, hay nghe những thông tin về tai nạn giao thông cũng khiến cho chúng ta có sự đau xót khôn nguôi. Đây là một vấn đề khá lớn đối với những đất nước đang phát triển như chúng ta. Mỗi năm hàng ngàn người bị thương vong do tai nạn giao thông. Vậy nên khi tham gia giao thông chúng ta cần phải nâng cao trách nhiệm của bản thân đặc biệt là thế hệ trẻ, những “ chủ nhân tương lai của đất nước”.
Với những học sinh trung học như chúng ta việc khi tham gia giao thông bằng phương tiện xe đạp hay xe đạp điện thì việc bảo vệ an toàn cho bản thân và cho gia đình là điều vô cùng cần thiết. Chúng ta mỗi khi tham gia giao thông cần phải tuân thủ những quy định của luật giao thông. Không đi ngược chiều, không dàn hàng hai hàng 3. Khi đến ngã ba, ngã tư có đèn xanh đèn đỏ thì cần phải dừng lại. Đi đúng đường quy định cho xe đạp và xe đạp điện. Nếu không chúng ta sẽ phải chứng kiến những tai nạn thương tâm, đó sẽ là một nỗi đau của những người thân yêu xung quanh chúng ta.
Chúng ta không những phải tham gia giao thông an toàn, mà bạn hãy là những tuyên truyền viên cho đến cho bạn bè, người thân về việc tuân thủ giao thông. Nếu khi thấy hành vi vi phạm bạn có thể khuyên, hoặc nhắc nhở họ.
Câu 1: Em hãy phân tích lỗi vi phạm giao thông của các bạn học sinh trong ảnh dưới đây. Giả sử người điều khiển xe trong trường hợp này là bạn cùng lớp với em, em sẽ làm gì?
Trả lời:
Phân tích lỗi vi phạm giao thông của các bạn học sinh trong ảnh:
Theo hình ảnh trên, lỗi vi phạm an toàn giao thông có thể thấy rõ nhất là hành vi đi xe máy không đội mũ bảo hiểm. Ngoài ra việc lái xe máy bằng một tay, tuy pháp luật chưa có quy định cụ thẻ về hành vi này nhưng đây được coi là hành vi rất nguy hiểm khi tham gia giao thông. Khi điều khiển xe bằng một tay, việc xử lý tình huống đột xuất trên đường không thể an toàn, tai nạn bất thường có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, hành vi không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông sẽ bị xử phạt như sau:
STT | Đối tượng bị xử phạt | Mức phạt theo NĐ 100 (đang có hiệu lực) |
1 | Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy | 200.000 - 300.000 đồng |
2 | Người điều khiển xe đạp máy, xe đạp điện | 200.000 - 300.000 đồng |
3 | Người được chở trên xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện | 200.000 - 300.000 đồng |
Giả sử người điều khiển xe trong trường hợp này là bạn cùng lớp với em, em sẽ làm như sau:
Việc tuyên truyền an toàn giao thông hiện nay không chỉ đơn thuần là nhiệm vụ của cơ quan chức năng và nhà trường mà nó là nhiệm vụ của toàn xã hội để xây dựng văn hóa tham gia giao thông đúng luật và an toàn.
Nếu là người bạn của người điều khiển xe máy trên hình trên đây, em thấy mình cần phải có trách nhiệm khuyên bảo và tuyên truyền các kiến thức an toàn giao thông cho bạn mình để bạn có những nhận thức và hành động đúng đắn khi tham gia giao thông nhằm đảm bảo an toàn cho mình và những người khác khi lưu thông trên đường.
Đặc biệt, việc đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy, mô tô giúp giảm thiểu hậu quả do tai nạn giao thông gây ra, đặc biệt là giảm số ca tử vong do chấn thương sọ não khi bị TNGT. Điều này cho thấy, đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng môtô, xe gắn máy là vô cùng quan trọng và rất cần thiết.
Thực tiễn cho thấy, tác dụng to lớn của việc đội mũ bảo hiểm đối với người tham gia giao thông bằng môtô, xe gắn máy. Tuy nhiên, để việc đội mũ bảo hiểm trở thành thói quen của mọi người không phải “một sớm, một chiều” là có được, mà phải là một quá trình, có sự kết hợp chặt chẽ, đồng bộ của công tác tuyên truyền, giáo dục kết hợp với những chế tài đồng bộ và kiên quyết. Hơn ai hết, chính những người tham gia giao thông bằng môtô, xe gắn máy phải nâng cao nhận thức, có ý thức biết tự bảo vệ mình. Đội mũ bảo hiểm là thể hiện trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội. Mọi người hãy tự giác thực hiện.
Câu 2: Em hãy thiết kế một sản phẩm tuyên truyền về chủ đề giáo dục an toàn giao thông đường bộ cho các bạn trong trường em (có thể lựa chọn vẽ tranh, sáng tác thơ, làm video, …). Thực hiện và viết báo cáo ngắn gọn về kết quả thực hiện sản phẩm tuyên truyền đó.
Trả lời:
Mẫu 1
Ngày nay, xã hội ngày càng phát triển, cuộc sống ngày càng đi lên bao nhiêu thì các phương tiện giao thông hiện đại càng phổ biến bấy nhiêu kéo theo đó là sự đông đúc trên đường phố cùng với tai nạn giao thông ngày càng tăng lên đáng kể. Vì vậy, vấn đề an toàn giao thông thực sự là một vấn đề quan trọng của nhân loại.
An toàn giao thông là cụm từ dùng để chỉ các hành vi văn hóa khi tham gia giao thông bao gồm việc chấp hành luật giao thông và phải có ý thức trách nhiệm khi tham gia giao thông. Không chỉ là một thuật ngữ pháp luật, an toàn giao thông còn là sự an toàn đối với người tham gia giao thông trên mọi phương tiện.
Hiện nay, mỗi ngày chúng ta có thể thống kê được rất nhiều những vụ tai nạn giao thông để lại nhiều hậu quả đáng buồn. Tại sao việc an toàn giao thông lại khó đến vậy? Nguyên nhân điều này là do đâu? Đó là do người dân không chỉ chủ quan mà còn thiếu ý thức trách nhiệm trong khi tham gia giao thông, chỉ chấp hành luật khi thấy có công an giao thông, nếu sơ hở là sẵn sàng vượt đèn đỏ, phóng nhanh, lạng lách, đánh võng, không đội mũ bảo hiểm,… Rất nhiều xe lưu thông trên đường mà không bao giờ dùng tới xi nhan, đèn hiệu, còi,… Nhất là tình trạng người tham gia giao thông có nồng độ cồn vượt quá mức quy định ảnh hưởng đến sự tỉnh táo của tay lái và gây tai nạn. Những tai nạn gây ra hầu hết đều là do sự vô ý thức của chính người dân và đã thiệt hại rất nhiều về người và của.
Không ít những trường hợp mà mẹ mất con, con mất cha, gia đình đau xót, cá nhân mất mát sau những tai nạn như vậy, người còn sống cũng ít nhiều để lại những hậu di chứng về sau. Đó đều là mất mát do tai nạn giao thông gây nên.
Để lại nhiều hậu quả đau lòng như vậy, rõ ràng an toàn giao thông đóng một vai trò quan trọng cho cá nhân và cho xã hội. Việc chấp hành các nội dung trong điều luật về an toàn giao thông sẽ góp phần giảm thiểu số vụ tai nạn đáng tiếc xảy ra một cách đáng kể. Tai nạn giảm thiểu, số người chết và bị thương do những tai nạn gây ra cũng giảm theo và bớt đi phần nào những nỗi đau đớn mất mát mà gia đình và cá nhân phải chịu đựng khi có một người vì tai nạn giao thông mà mất đi sinh mạng hoặc dị tật cả đời.
Thêm vào đó, giảm thiểu tai nạn giao thông cũng là giảm thiểu chi phí do việc này gây ra. Đối với một xã hội mà an toàn giao thông được giữ vững, luật giao thông được chấp hành, người tham gia giao thông có ý thức và an toàn thì nhất định là một xã hội ngày càng đi lên. Mỗi chúng ta để thực hiện được an toàn giao thông thì cần tự xác lập cho mình ý thức trách nhiệm về việc chấp hành những quy định khi tham gia giao thông. Quy định được đặt ra không chỉ để chấp hành mà là những quy chuẩn nhất định để bảo vệ sự an toàn của chúng ta vì vậy hãy chấp hành nó là vì sự an toàn của chính mình, đừng đối phó hay chống đối, điều này không có ích lợi cho ai cả. Những điều như không vượt đèn đỏ, tốc độ đúng quy định, không dùng đồ uống có cồn khi tham gia giao thông,… cần được nghiêm túc chấp hành để tạo nền móng cho một xã hội văn minh, an toàn.
Nhưng ngày nay, không thiếu những hành vi coi thường luật giao thông để rồi gây ra những hậu quả đáng tiếc cho gia đình và xã hội. Những hành vi ấy nhất định cần có biện pháp xử lí đích đáng. “Phía trước tay lái là cuộc sống”. Hãy nhớ khẩu hiệu đó và luôn có ý thức trách nhiệm giữ an toàn giao thông cho người khác ở mọi lúc mọi nơi.
Mẫu 2
Giao thông! Giao thông!
Bạn hãy cùng tôi
Tham gia giao thông
Xe chạy bon bon trên đường
Ơ kìa! đèn đỏ dừng lại ngay,
Đèn xanh thì ta lại cùng đi
Vạch đường chỉ dẫn lối đi
Lối về đâu xa.
Đường phố xe chạy ngược xuôi
Cẩn thận tai nạn cho người và ta.
Giao thông thì còn nhiều điều
Nhưng mà hãy nhớ
Đi đúng đường, dừng đúng lối,
Không vội vàng, an toàn trên hết