Cuộc thi Tổ quốc bên bờ sóng 2022 Cuộc thi Tìm hiểu kiến thức biển, đảo Việt Nam

Truy cập

3,3 (6) Ban Tuyên giáo Trung ương Miễn phí 1.025 Ngày:

Tổ quốc bên bờ sóng 2022 là cuộc thi trực tuyến tìm hiểu kiến thức về biển, đảo Việt Nam do Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức sẽ diễn ra từ tháng 6 - 8/2022. Cuộc thi với mục đích lan tỏa mục đích, ý nghĩa của Cuộc thi và nâng cao hơn nữa nhận thức, hiểu biết của Nhân dân, nhất là thế hệ trẻ về vị trí, vai trò của biển, đảo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Thời gian chính thức diễn ra cuộc thi bắt đầu vào lúc 16 thứ 4 ngày 6/7/2022. Vòng thi tuần sẽ kết thúc sau đó 4 tuần, tức 15h59", thứ 4, ngày 3/8/2022. Các vòng thi tuần sẽ diễn ra theo hình thức trực tuyến trên trang web chính thức của cuộc thi Tổ quốc bên bờ sóng.

Lịch thi Tổ quốc bên bờ sóng 2022

  • Tuần 1: Ngày 27/6 - 3/7/2022.
  • Tuần 2: Ngày 4/7 - 10/7/2022.
  • Tuần 3: Ngày 11/7 - 17/7/2022.
  • Tuần 4: Ngày 18/7 - 24/7/2022.

vòng thi bán kết dự kiến tổ chức trong tháng 8 - 9/2022. Sau đó, chọn ra 15 thí sinh có điểm cao nhất tham dự vòng chung kết toàn quốc tổ chức trực tiếp trong tháng 9 - 10/2022 tại thủ đô Hà Nội.

Mục đích cuộc thi Tổ quốc bên bờ sóng 2022

Ban Tổ chức mong muốn nâng cao hiểu biết, nhận thức của nhân dân, nhất là thế hệ trẻ về biển, đảo Việt Nam và vị trí, vai trò của biển, đảo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; khơi dậy, bồi dưỡng tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý thức bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, từ đó có những hành động, việc làm thiết thực góp phần xây dựng Việt Nam thành một quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển, phát triển bền vững, thịnh vượng.

Đáp án Tổ quốc bên bờ sóng 2022

(Đáp án chỉ mang tính chất tham khảo)

Câu 1. Hãy cho biết quyền thụ đắc lãnh thổ được dựa vào những nguyên tắc nào?

  1. Quyền thụ đắc lãnh thổ theo nguyên tắc “quyền phát hiện, chiếm hữu thật sự, kế cận địa lý”✔️
  2. Quyền thụ đắc lãnh thổ theo nguyên tắc “quyền ưu tiên chiếm hữu, thực thi chủ quyền trong hòa bình, kế cận địa lý”
  3. Quyền thụ đắc lãnh thổ theo nguyên tắc “chiếm hữu danh nghĩa, chiếm hữu thật sự, kế cận địa lý
  4. Quyền thụ đắc lãnh thổ theo nguyên tắc "quyền phát hiện"

Câu 2. Vào năm nào CHND Trung Hoa đưa quân ra chiếm đóng nhóm phía Đông quần đảo Hoàng Sa?

  1. 1946
  2. 1956
  3. 1976
  4. 1974✔️

Câu 3. Tổng thống Phi-líp-pin nào đã tuyên bố rằng quần đảo Trường Sa phải thuộc về Phi-líp-pin vì nó ở gần quốc gia này?

  1. Tổng thống Rodrigo Duterte
  2. Tổng thống Carlos P. Garcia
  3. Tổng thống Elpidio Quirino✔️
  4. Tổng thống Manuel Roxas

Câu 4. Dưới thời nhà Nguyễn, quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh nào?

  1. Quảng Bình
  2. Quảng Ngãi✔️
  3. Quảng Ngãi
  4. Khánh Hòa

Câu 5. Theo Hiệp ước nào Chính quyền thuộc địa Pháp đã tiếp tục thực thi chủ quyền của Việt Nam với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa?

  1. Hiệp ước Pa-tơ-nốt✔️
  2. Hiệp ước Giơ-ne-vơ
  3. Hiệp ước thân thiện và hợp tác Đông Nam Á
  4. Hiệp ước Hác măng

Câu 6. Sau năm 1975 Bộ Tư lệnh Hải quân Nhân dân Việt Nam đã triển khai kế hoạch tiếp quản quần đảo Trường Sa vào thời gian nào?

  1. 05/04/1975✔️
  2. 04/05/1975
  3. 06/05/1976
  4. 07/05/1975

Câu 7. Sách Toàn tập Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư gồm mấy quyên?

  1. 4 quyển✔️
  2. 5 quyển
  3. 6 quyển
  4. 7 quyển

Câu 8. Hội nghị quốc tế đầu tiên về Luật Biển được Liên Hợp Quốc triệu tập năm nào?

  1. 1928
  2. 1929
  3. 1930✔️
  4. 1931

Câu 9. Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982 có hiệu lực từ ngày?

  1. 16/1/1994✔️
  2. 08/02/1994
  3. 26/01/1999
  4. 08/02/1995

Câu 10. Việt Nam có đường bờ biển trải dài bao nhiêu km?

  1. Hơn 2.260 km
  2. Hơn 3.260 km✔️
  3. Hơn 4.260 km
  4. Hơn 5.260 km

Câu 11. Theo quy định tại điều 5 và điều 7 của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 có mấy loại đường cơ sở?

  1. 2 loại đường cơ sở✔️
  2. 4 loại đường cơ sở
  3. 5 loại đường cơ sở
  4. 6 loại đường cơ sở

Câu 12. Theo Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982, lãnh hải là vùng biển

  1. nằm phía ngoài đường cơ sở, có chiều rộng tối đa là 10 hải lý (1 hải lý = 1.852 m).
  2. nằm phía trong đường cơ sở, có chiều rộng tối đa là 12 hải lý (1 hải lý = 1.852 m).
  3. năm phía ngoài đường cơ sở, có chiều rộng tối đa là 12 hải lý (1 hải lý = 1.852 m)✔️
  4. nằm phía trong đường cơ sở, có chiều rộng tối đa là 10 hải lý (1 hải lý = 1.852 m)

Câu 13. Trạm khí tượng Hoàng Sa được Pháp xây dựng năm nào?

  1. 1950
  2. 1949✔️
  3. 1951
  4. 1952

Câu 14. Con sông nào được lấy làm giới tuyến tạm thời phân chia | 2 miền Nam Bắc theo Điều 1 Hiệp định Giơ-ne-vơ

  1. Sông Bến Hải✔️
  2. Sông Thạch Hãn
  3. Sông Sa Lung
  4. Sông Hồng

Câu 15. Vĩ tuyển nào chia đôi nước ta trong giai đoạn năm 1954?

  1. 16
  2. 17✔️
  3. 18
  4. 19

Câu 16. Tại Hội nghị ASPEC Manila 1971, ai là người đã tuyên bố khẳng định Hoàng Sa - Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam?

  1. Ông Trần Văn Lắm✔️
  2. Ông Nguyễn Bá Thước
  3. Ông Hoàng Yếm
  4. Ông Lê Đức Thọ

Câu 17. Bộ Tư lệnh Hải quân Nhân dân Việt Nam đã triển khai kế hoạch tiếp quản quần đảo Trường Sa vào thời gian nào?

  1. 04/05/1975✔️
  2. 13/04/1975
  3. 02/07/1976
  4. 04/05/1976
  5. Câu 18. “Sách trắng quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, lãnh thổ Việt Nam” được Bộ Ngoại Giao công bố vào thời gian nào?
  6. 02/1975
  7. 09/1979
  8. 12/1981✔️
  9. 09/1975

Câu 19. “Phủ biên tạp lục” do ai biên soạn?

  1. Phan Huy Chú
  2. Lê Đàn
  3. Lê Quý Đôn✔️
  4. Nguyễn Trãi

Câu 20. Đội Hoàng Sa đã hoạt động qua bao nhiêu đời chúa?

  1. 5
  2. 6
  3. 7✔️
  4. 8

Câu 21. Đội Hoàng Sa thuộc tỉnh nào?

  1. Quảng Ngãi✔️
  2. Quảng Nam
  3. Quảng Bình
  4. Quảng Ninh

Câu 22. Nghi lễ khao lề thế lính được tổ chức ở đâu?

  1. Đảo Lý Sơn✔️
  2. Biển Khê hải
  3. Cửa biển Sa Cần
  4. Đảo Hoàng Sa

Câu 23. Bãi Cát Vàng là tên gọi khác của địa danh nào?

  1. Hoàng Sa✔️
  2. Phú Quốc
  3. Lý Sơn
  4. Trường Sa

Câu 24. Hội nghị lần thứ nhất về Luật Biển được diễn ra ở đâu?

  1. Thụy Sĩ✔️
  2. Pháp
  3. Hà Lan
  4. Mỹ

Câu 25. Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982 có hiệu lực từ khi nào?

  1. 16/01/1994✔️
  2. 10/12/1982
  3. 07/12/1982
  4. 02/09/1975

Câu 26. Theo Điều 11 Luật Biển Việt Nam (2012) chiều rộng của lãnh hải Việt Nam là bao nhiêu?

  1. 11 hải lý
  2. 12 hải lý✔️
  3. 13 hải lý
  4. 14 hải lý

Câu 27. Theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982, “Vùng đặc quyền kinh tế” được quy định?

  1. Là một vùng nằm ở phía ngoài lãnh hải và tiếp liền với lãnh hải✔️
  2. Là vùng biển tiếp liền tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải
  3. Là vùng hợp với lãnh hải và có chiều rộng tối đa là 24 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải
  4. Là vùng biển tiếp liền nằm ở phía ngoài lãnh hải

Câu 28. Tỉnh, thành phố nào của Việt Nam không tiếp giáp với biển?

  1. Quảng Ngãi
  2. Hải Dương✔️
  3. Quảng Bình
  4. Hải Phòng

Câu 29. Để thuận tiện trong đánh giá, người ta chia các tác động môi trường ra thành

  1. Tác động trường diễn (mức độ mạnh, thời gian dài) và cấp diễn (thời gian ngắn, tác động ít).
  2. Tác động trường diễn (mức độ thấp, thời gian dài) và cấp diễn (thời gian ngắn, tác động nhanh mạnh)✔️
  3. Tác động trường diễn (mức độ mạnh, thời gian ngắn) và cấp diễn (thời gian dài, tác động ít)
  4. Tác động trường diễn (mức độ thấp, thời gian ngắn) và cấp diễn (thời gian dài, tác động nhanh mạnh)

Câu 30. Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam diễn ra trong khoảng thời gian nào?

  1. Từ ngày 01 đến ngày 08 tháng 2 hàng năm
  2. Từ ngày 01 đến ngày 08 tháng 6 hàng năm✔️
  3. Từ ngày 01 đến ngày 08 tháng 8 hàng năm
  4. Từ ngày 01 đến ngày 08 tháng 12 hàng năm
3,3 Mời bạn đánh giá!
Liên kết tải về
Link Truy cập chính thức:

Tham khảo thêm