Hướng dẫn dùng Scratch cơ bản dành cho người mới bắt đầu

  • 7 Đánh giá

Scratch là một nền tảng tạo trò chơi, đồng thời là công cụ để trẻ em đưa các ý tưởng vào cuộc sống bằng code. Quan trọng hơn, đây là một trong những tùy chọn lập trình trực quan hay "mã hóa dựa trên khối" phổ biến và là một trong những ngôn ngữ lập trình tốt nhất để trẻ em tham gia.

Với mã hóa Scratch, trẻ em học cách kết hợp mã và nghệ thuật lại với nhau, từ đó giúp trẻ học cách suy nghĩ sáng tạo, lập luận có khoa học, khả năng làm việc nhóm,... Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu hướng dẫn dùng Scratch cơ bản dành cho người mới bắt đầu.

Các yếu tố quan trọng trong Scratch

Sprites

Trong Scratch, Sprite là bất kỳ đối tượng nào, từ các nhân vật như người hoặc động vật đến các đạo cụ, như một cây đàn guitar và thậm chí là một nút bấm. Tất cả những thứ này đều được kiểm soát bởi mã và các khối mã.

Mỗi dự án Scratch mới đều đi kèm với một Sprite đã được tải vào chương trình và có một thư viện với rất nhiều nội dung bổ sung để bạn lựa chọn. Từ đó, trẻ có thể đổi tên Sprite, thêm nhiều Sprite hơn.

Các khối code

Scratch chạy code dựa trên khối, có nghĩa là các khối code khác nhau và cấu hình của chúng nắm giữ tất cả mọi thứ khi nói đến việc tạo trò chơi hay câu chuyện. Các loại khối khác nhau này bao gồm:

Các khối Chuyển động, điều khiển các chuyển động của Sprite như lướt, xoay, di chuyển. Ví dụ: chọn khối di chuyển 10 bước để Sprite tiến về phía trước 10 bước.

Khối Hiển thị thay đổi diện mạo, hành động của Sprite, như thay đổi màu sắc hoặc kích thước hay nói một điều gì đó. Ví dụ: đổi kích thước một lượng 10 hoặc nói Xin chào! trong 2 giây.

Các khối Âm thanh sẽ thêm hiệu ứng âm thanh vào Sprite như phát, chỉnh sửa hiệu ứng âm thanh hoặc thay đổi âm lượng.

Các khối Sự kiện, cho Sprite biết khi nào bắt đầu chạy mã.

Các khối Điều khiển được sử dụng để tạo hoạt ảnh lặp lại hoặc tạm dừng giữa các sự kiện.

Một số loại trò chơi có thể được tạo bằng Scratch

Khi đã hiểu về cơ chế hoạt động của các khối, hãy bắt đầu tìm hiểu những gì có thể làm được với Scratch. Mặc dù việc sáng tạo với các khối mã là vô tận, nhưng mọi người có thể tham khảo một số loại trò chơi được ra tạo ra bằng Scratch sau đây.

Trò chơi nhấp chuột: Người chơi nhấp vào Sprites trên màn hình để kiếm điểm cho mỗi hành động thành công. Ví dụ: có thể đó là nhấp vào bánh tacos để ghi điểm, trong đó nhấp vào bánh tacos nhỏ hơn và khó hơn sẽ kiếm được nhiều điểm hơn.

Trò chơi đuổi bắt: Điều khiển một Sprite và di chuyển nó để ghi điểm. Ví dụ như một con mèo đuổi theo quả bóng bay và mỗi khi nó tiếp xúc với quả bóng, người chơi sẽ nhận được điểm.

Trò chơi Pong: Trò chơi tương tự bóng bàn, mọi người sử dụng chuột để điều khiển gậy và đập vật thể về phía đối thủ.

Giao diện của Scratch

  1. Tập tin: Đây là nơi có thể lưu trò chơi (vào tài khoản Scratch hoặc máy tính) và có thể tải tệp dự án.
  2. Tab code: Khu vực làm việc chính, nơi lưu giữ tất cả các khối mã. Người dùng có thể thêm các khối mã vào Sprites và phông nền để tạo hoạt ảnh cho phân cảnh.
  3. Tab Trang phục: Đây là nơi có thể tạo và chỉnh sửa các mẫu Scratch và trang phục của chúng.
  4. Tab Âm thanh: Dùng để thêm và xóa các tệp âm thanh cho các Sprite.
  5. Khu vực coding: Khu vực trống, nơi đặt các khối mã để tạo hoạt ảnh Sprite.
  6. Cờ xanh (Bắt đầu): Nút cờ xanh, hoặc nút bắt đầu, được sử dụng để chạy mã.
  7. Xem trước phân cảnh: Cửa sổ này hiển thị phân cảnh hoặc trò chơi, nơi người dùng có thể xem trước mã mình đã tạo hoạt động như thế nào.
  8. Nhân vật: Sprite được giữ trong bảng Nhân vật. Nhấp vào mỗi Sprite cho phép chỉnh sửa các khối mã được đính kèm với nó.
  9. Sân khấu: Phông nền hình ảnh nền cho cảnh.
Cập nhật: 22/02/2024
  • 1.558 lượt xem
Xem thêm: Scratch