Phần 2 có quy mô lớn hơn và nhiều cải tiến so với Cities: Skylines (2015), vì thế người chơi sẽ có phần bỡ ngỡ khi mới bắt đầu. Những mẹo chơi Cities Skylines 2 cho tân binh là cực kỳ cần thiết, nhưng để vận hành và phát triển thành phố lâu dài, bạn sẽ cần tới những tip quản lý thành phố hiệu quả trong Cities: Skylines II dưới đây.
Trong Cities Skylines II, có rất nhiều hệ thống và nội dung cần làm quen và theo dõi. Nếu đi sai hướng, bạn sẽ rơi vào tình trạng ‘vỡ trận’ khi quản lý 1 thành phố ngày càng lớn hơn và phức tạp hơn. Những mẹo dưới đây sẽ giúp game thủ xây dựng và điều hành thành phố 1 cách suôn sẻ và theo đúng lộ trình.
Nên tìm hiểu về map mà bạn sắp xây dựng và lập kế hoạch cụ thể trước khi xây dựng những công trình đầu tiên. Tùy chọn Unlock All trong Map Options giúp bạn xem tổng thể bố cục bản đồ, bao gồm cả tài nguyên thô.
Khi muốn bổ sung thêm cây cối hay công trình, người chơi Cities Skylines 2 dễ dàng chuyển đổi phong cách giữa kiến trúc Bắc Mỹ và châu Âu. Khi chuyển đổi như vậy, game thủ có thể tận dụng tối đa cả 2 kiến trúc trong cùng 1 thành phố.
Thật khó để có hệ thống lưới hoàn hảo. Khi kéo từ giữa để tạo thành lưới thẳng, vô hình chung chúng ta sẽ để lại những khoảng trống ở giữa. Giải pháp ở đây là, hãy tắt tùy chọn Snap to Guide Lines and Snap to the sides of a building bằng nút chuyển đổi trong chế độ Parallel mode.
Nếu bản đồ có tài nguyên gió, lời khuyên là bạn nên bắt đầu xây dựng cối xay gió. Nó sẽ cấp điện sớm cho thành phố, thậm chí là kết nối với đường dây điện bên ngoài để bán điện và kiếm tiền từ sớm.
Nếu không thiết lập cối xay gió nhưng vẫn cần điện, bạn có thể nhập từ bên ngoài. Hãy đặt 1 máy biến áp gần đó rồi nối với đường dây từ bên ngoài. Lưu ý đến vị trí của các nhà máy điện và hướng gió để không tạo ra khói ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.
Nếu chế độ Preview của Cities: Skylines 2 game quá sáng, bạn có thể chuyển sang Dark mode bằng cách nhấn I trên bàn phím. Ở chế độ nền tối, người chơi dễ nhìn và di chuyển xung quanh.
Đầu tư vào các công trình giáo dục để tạo ra nhân lực trình độ cao, giúp thành phố phát triển và thu hút nhiều nhân tài hơn. Tuy nhiên việc này cần có thời gian và nên triển khai ngay từ sớm.
Hãy giữ mức giá thuê nhà vừa phải để thu hút được nhiều người thuê hơn. Tận dụng tối đa số lô đất bạn có bởi tiền thuê nhà chính là nguồn thu thập chính của mỗi thành phố.
Mặc dù Emergency Services cần có cho bất kỳ thành phố nào trong City Skyline 2 để đảm bảo an toàn cho người dân nhưng bạn cần tránh nâng cấp dịch vụ này quá sớm. Bởi việc nâng cấp sẽ dẫn tới chi phí bảo trì thường xuyên, thậm chí là gánh nặng nếu thành phố chưa có nguồn ngân sách ổn định.
Hệ thống thoát nước hoạt động hiệu quả giúp giảm bệnh tật cho cư dân và giúp thành phố luôn sạch sẽ, chỉn chu. Nước thải từ các nhà máy cần được tách biệt khỏi nguồn nước sạch dùng cho sinh hoạt. Bạn có thể bố trí các đường ống riêng biệt để phục vụ cho mục đích này.
Phải mất vài năm thời gian trong Cities: Skyline II để trồng cây, vì vậy dự án cây xanh phải được triển khai ngay từ đầu game. Cùng với sự phát triển của thành phố, cây xanh sẽ phủ khắp mọi nơi và hoàn toàn tự động.
Xử phạt nghiêm đối với các trường hợp đỗ xe trái phép, đó là con đường ngắn nhất để thúc đẩy người dân sử dụng dịch vụ đỗ xe công cộng hợp pháp, và nguồn thu phí không nhỏ sẽ chảy vào ngân sách.
Đây là hệ thống dữ liệu cực kỳ quan trọng. Biểu đồ cho biết số lượng công việc có sẵn và số lượng nhân lực phù hợp với chúng. Điều này giúp kiểm soát tỷ lệ thất nghiệp, từ đó tăng thu thuế và bình ổn thị trường việc làm.
Những mẹo quản lý thành phố trong Cities Skyline II phù hợp với cả người chơi mới lẫn game thủ lâu năm, áp dụng cả ở giai đoạn đầu và khi thành phố đang trên đà phát triển. Bám sát từng tip nhỏ giúp bạn luôn ở thế cân bằng và thúc đẩy thành phố tiến về phía trước.