Những mẹo hữu ích cho người mới học lập trình Python

  • 1 Đánh giá

Python được đánh giá là một ngôn ngữ có hình thức sáng sủa, cấu trúc rõ ràng nên phù hợp và thuận tiện cho người mới học lập trình.

Nhiều người tin rằng bước đầu tiên khi học bất kỳ ngôn ngữ lập trình nào là phải tìm hiểu phương pháp học. Nắm rõ cách học được cho là kỹ năng quan trọng nhất liên quan đến lập trình máy tính.

Trong bài viết này sẽ đưa ra những chiến lược học giúp mọi người bắt đầu hành trình trở thành một lập trình viên Python chuyên nghiệp.

Những mẹo cho người mới học lập trình Python

Viết code mỗi ngày

Tính nhất quán là rất quan trọng khi học một ngôn ngữ mới, vì vậy hãy viết code mỗi ngày. Ký ức cơ bắp (lặp đi lặp lại một hành động sẽ giúp bộ não dần ghi nhớ) đóng vai trò quan trọng trong việc lập trình. Có thể khó tin, nhưng trí nhớ của cơ bắp đóng một vai trò quan trọng trong việc lập trình.

Việc viết code hàng ngày thực sự sẽ giúp phát triển ký ức cơ bắp đó. Mặc dù ban đầu có vẻ khó khăn nhưng hãy cố gắng dành ít nhất 25 phút mỗi ngày để viết code trong Python.

Thường xuyên viết code giúp xây dựng ký ức cơ bắp để mọi người quen thuộc với Python
Thường xuyên viết code giúp xây dựng ký ức cơ bắp để mọi người quen thuộc với Python

Ghi code bằng tay

Khi bắt đầu quen với việc viết code, hãy tiến hành ghi chép bằng tay để ghi nhớ lâu dài. Điều này đặc biệt có lợi cho những lập trình viên toàn thời gian vì nhiều cuộc phỏng vấn sẽ yêu cầu viết code trên bảng trắng.

Khi làm việc với các dự án và chương trình nhỏ, viết code bằng tay cũng giúp lập kế hoạch mã trước khi chuyển sang máy tính. Nó sẽ giúp tiết kiệm thời gian nếu xác định trước những hàm và lớp cần thiết, cũng như cách chúng tương tác với nhau.

Dùng Python Interactive Shell

Cho dù đang lần đầu tìm hiểu cấu trúc dữ liệu Python cơ bản (chuỗi, danh sách, từ điển,...), gỡ lỗi ứng dụng thì Python Interactive Shell là một trong những công cụ hỗ trợ tốt nhất. Nó cho phép lập trình viên nhanh chóng chạy các dòng lệnh Python mà không cần tạo tệp tin trên máy.

Để sử dụng công cụ này, trước tiên hãy đảm bảo Tải xuống và cài đặt Python trên máy tính. Sau đó, hãy kích hoạt Python Interactive Shell bằng cách mở thiết bị đầu cuối và khởi chạy Python. Dưới đây là một số cách dùng Python Interactive Shell khi đang học lập trình:

Tìm hiểu những thao tác có thể được thực hiện trên một phần tử bằng cách sử dụng dir ():

Các phần tử được trả về từ dir () là tất cả các phương thức (tức là các hành động) có thể áp dụng cho phần tử. Ví dụ:

Tìm hiểu loại phần tử:

Sử dụng hệ thống trợ giúp tích hợp để nhận tài liệu đầy đủ:

Nhập thư viện:

Chạy các lệnh shell:

Khắc phục các lỗi

Gặp lỗi khi viết các chương trình phức tạp là điều không thể tránh khỏi. Đừng nản chí khi gặp lỗi, thay vào đó hãy tìm cách tiếp cận phương pháp phù hợp để để tìm lỗi.

Khi bắt đầu có ý tưởng về nơi xảy ra lỗi, hãy chèn dòng code sau import pdb; pdb.set_trace() và khởi chạy nó. Đây là trình gỡ lỗi Python và sẽ đưa mọi người vào chế độ tương tác. Trình gỡ lỗi cũng có thể được chạy từ dòng python -m pdb <my_file.py>.

Học hỏi những lập trình viên khác

Mặc dù coding có vẻ giống như một hoạt động đơn lẻ, nhưng nó thực sự hoạt động tốt nhất khi mọi người làm việc cùng nhau. Điều cực kỳ quan trọng khi đang học viết code bằng Python, hãy giao tiếp với những người khác cũng đang học hoặc lập trình viên. Mọi người sẽ chia sẻ các mẹo và thủ thuật học được trong suốt quá trình.

Xây dựng bất kỳ thứ gì

Đối với người mới học, có rất nhiều bài tập nhỏ sẽ thực sự giúp mọi người trở nên tự tin hơn với Python, cũng như phát triển ký ức cơ bắp đã nói ở trên. Khi nắm chắc cấu trúc dữ liệu cơ bản (chuỗi, danh sách,...), lập trình hướng đối tượng,... đã đến lúc bắt đầu xây dựng một thứ gì đó của riêng mình.

Những gì được build không quan trọng bằng cách mọi người tạo ra nó vì chỉ khi thực chiến, mọi người mới học được rất nhiều điều bổ ích. Có rất nhiều danh sách ý tưởng cho các dự án Python mới bắt đầu, ví dụ như:

  • Trò chơi đoán số
  • Ứng dụng máy tính đơn giản
  • Trình mô phỏng lắc xúc xắc
  • Dịch vụ thông báo giá bitcoin
Cập nhật: 29/12/2021
  • 228 lượt xem
Xem thêm: Python